Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Giải pháp định vị Vietglobal

Định vị VietGlobal được xây dựng nhằm đưa ra giải pháp ứng dụng nhằm bảo vệ con người, tài sản, vật nuôi theo cách đơn giản, thuận tiện, dễ sử dụng. Với hệ thống định vị GPS của VietGlobal bạn có thể:

1. Giải pháp quản lý và điều hành taxi - thiết bị định vị taxi
2. Giải pháp quản lý xe khách đường dài - thiết bị định vị xe khách
3. Giải pháp quản lý cho các đơn vị kinh doanh vận tải - thiết bị định vị oto
4. Giải pháp quản lý cho các đơn vị cho thuê xe tự lái - thiết bị định vị xe cho thuê tự lái
5. Hổ trợ giám sát chống trộm cho xe máy- thiết bị định vị xe máy
6. Hổ trợ giám sát nhu cầu riêng dưới mọi hình thức


  Định vị VietGlobal  là một tập thể trẻ, năng động, sáng tạo, nhiệt huyết và giàu khát vọng với đội ngũ nhân lực được đào tạo từ các trường đại học trong lĩnh vực thiết bị điện - điện tử, viễn thông và tin học. Mục tiêu vươn tới của   Định vị VietGlobal là đơn vị giám sát từ xa chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam.   Định vị VietGlobal  luôn mong muốn trở thành đối tác tin cậy của tất cả các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước. 
 
  Định vị VietGlobal phục vụ khách hàng với lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao, chi phí hợp lý và rất cạnh tranh, tất cả những dịch vụ của   Định vị VietGlobal cung cấp điều được hỗ trợ chăm sóc khách hàng với tiêu chí tốt nhất như : hỗ trợ từ xa cho khách hàng từ  7h đến  22h trường hợp khẩn cấp (24/24) với những trường hợp sự cố xe bị đánh cắp, có nhân viên hỗ trợ trực tiếp truy tìm thiết bị tài sản của quý khách và tất cả khách hàng của định vị vietglobal điều được chăm sóc tốt nhất với tính chuyên nghiệp và bảo mật cao nhất chúng tôi có thể. Đến với   Định vị VietGlobal  bảo đảm quý khách sẽ hài lòng tuyệt đối phương châm khách hàng là thượng đế,   Định vị VietGlobal phục vụ khách hàng bằng hết trách nhiệm của 1 đơn vị giám sát từ xa chuyên nghiệp. Thông thường khách hàng sử dụng thiết bị định vị gps ít theo dõi thường xuyên vì khách hàng không có thời gian,các đơn vị cung cấp đa số không giám sát hộ khách hàng chỉ khi khách hàng gọi họ mới kiểm tra,vì thế những lúc thiết bị định vị gps bị sự cố kĩ thuật không cho tín hiệu thì khách hàng và đơn vị cung cấp cũng không hay, nếu ngay lúc đó xảy ra sự cố mất trộm thì khả năng tìm lại tài sản của khách hàng là rất thấp. Với   Định vị VietGlobal thì chuyện đó hoàn toàn khắc phục được,   Định vị VietGlobal thường xuyên kiểm tra thiết của khách hàng vì vậy khách hàng hãy an tâm tuyệt đối với thiết bị định vị gps do   Định vị VietGlobal phân phối với chế độ bảo hành 1 năm,và khi rũi ro trục trặc cần bảo hành thì vietglobal gps có ngay 1 thiết bị khác cho khách hàng sử dụng mà không cần chờ đợi bảo hành như những đơn vị khác, khi sự cố tài sản của khách hàng bị kẻ gian lấy cắp thì   Định vị VietGlobal sẽ có nhân viên trực tiếp kết hợp với cơ quan công an gần nhất ,Và được hổ trợ từ phòng cảnh sát điều tra về trật tự xã hội PC45 CATPHCM trực tiếp chỉ đạo tiến hành truy tìm và thu hồi tài sản cho khách hàng,kể cả khi khách hàng đi lạc đường thì cứ việc gọi cho vietglobal gps sẽ có nhân viên hỗ trợ từ xa cho khách hàng đến được nơi mình cần đến, và còn rất nhiều tiện ích khi sử dụng thiết bị định vị gps của   Định vị VietGlobal cung cấp. Tất cả công việc của chúng tôi làm nhằm nêu cao tính an toàn cho tài sản và mục đích nhu cầu của quý khách.
 
Bên cạnh đó, việc lớn mạnh của    Định vị VietGlobal  không thể thiếu được vai trò hợp tác của khách hàng, đối tác đối với   Định vị VietGlobal  chúng tôi cung cấp cho khách hàng và đối tác các giải pháp tôi ưu, những nền tảng công nghệ tiên tiến , nhưng sản phẩm với sự hài lòng nhất, giúp khách hàng và đối tác đạt được các mục tiêu của mình thì khách hàng đã cho chúng tôi niềm tin, những cơ hội để nói lời cảm ơn, những cơ hội được tri ân trên suốt chặng đường hợp tác và phát triển cùng .   Định vị VietGlobal
 xem thêm tại website: http://dinhvixehoivietglobal.jimdo.com

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Xử lý vi phạm giao thông qua thiết bị định vị

ANTĐ - Gần 50.000 phương tiện giao thông trong diện bắt buộc đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình  (GPS - hộp đen) nhưng đến nay, kỳ vọng sử dụng dữ liệu từ thiết bị này vào việc đảm bảo ATGT vẫn chưa được như mong đợi. 

Vẫn chưa thể xử lý vi phạm giao thông qua hộp đen

Chưa thể xử phạt vi phạm qua hộp đen

Theo quy định, toàn bộ các xe ô tô chở khách chạy tuyến cố định, xe chở khách theo hợp đồng, xe du lịch, xe buýt, xe chở container phải có thiết bị định vị oto, tổng số tại thời điểm này khoảng gần 49.000 xe. Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, thiết bị GPS gắn trên xe phải ghi nhận liên tục, lưu giữ 5 thông tin cơ bản về hoạt động của xe bao gồm: Tốc độ chạy xe, thời gian làm việc của lái xe, hành trình xe, số lần đóng mở cửa xe, thời gian và số lần dừng đỗ xe.

Từ 1-3-2014, dữ liệu của toàn bộ hộp đen do đơn vị lắp đặt trên các phương tiện vận tải sẽ phải truyền liên tục về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Sau đó máy chủ sẽ tiếp tục xử lý và tổng hợp thông tin. Mỗi phương tiện chạy trên đường có lắp thiết bị GPS sẽ được giám sát liên tục bằng một biểu đồ riêng, thể hiện rõ 5 thông tin trong toàn bộ thời gian thiết bị hoạt động.

Mọi thứ dù đã sẵn sàng, song theo ông Nguyễn Văn Quyền, việc xử phạt qua hộp đen vẫn chưa được áp dụng trong thời gian tới. “Hiện nay, Nghị định  171 của Chính phủ cũng đã có quy định xử phạt liên quan tới thiết bị GPS, song bước đầu, việc khai thác thông tin từ thiết bị này mới nhằm giúp doanh nghiệp vận tải quản lý lái xe, phương tiện, giúp cơ quan chức năng giám sát doanh nghiệp. Việc xử lý mới dừng lại ở phạm vi nội bộ”. Tới đây, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ làm việc với các lực lượng chức năng để có sự phối hợp, sử dụng thông tin từ thiết bị GPS vào việc xử phạt vi phạm giao thông.

Quy định nhiều, kết quả có như mong đợi?

Kết quả kiểm tra của Thanh tra Bộ GTVT thời gian qua đã chỉ ra nhiều tồn tại liên quan đến thiết bị GPS như không trích xuất được dữ liệu, không có đầy đủ bộ phận như quy định, thiết bị GPS không đạt chuẩn… Trả lời thắc mắc này, ông Nguyễn Văn Quyền nhìn nhận: “Một số thiết bị GPS được lắp đặt trước khi Bộ GTVT ban hành quy định dù các doanh nghiệp đã có điều chỉnh nhưng không ít thiết bị vẫn trục trặc. Những trường hợp này Tổng cục sẽ đôn đốc các Sở GTVT, doanh nghiệp vận tải khắc phục, chỉnh sửa”.

Theo quy định tại Thông tư 55 của Bộ GTVT về việc quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ có hiệu lực từ ngày 1-4-2014, các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải sẽ bị đình chỉ khai thác tuyến cố định và thu hồi văn bản chấp thuận khai thác tuyến từ 1 đến 3 tháng khi: Không cung cấp hoặc cung cấp sai lệch các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị GPS. Mức phạt tương tự cũng được áp dụng với các trường hợp khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị GPS của toàn bộ các xe thực hiện khai thác trên tuyến trong vòng 3 tháng liên tục cho thấy có từ 5% trở lên số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến, người lái vi phạm hành trình hoặc có từ 20% trở lên số lượng lượt xe hoạt động trên tuyến, người lái xe vi phạm quy định về tốc độ hoặc vi phạm đón khách, trả khách không đúng nơi quy định...

Hiện, Bộ GTVT đang chủ trì soạn thảo Nghị định mới thay thế Nghị định 91 và 93 về điều kiện kinh doanh vận tải, trong đó sẽ yêu cầu thêm các đối tượng ô tô phải lắp đặt thiết bị định vị oto GPS như xe tải chở hàng từ 10 tấn trở lên. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, thiết bị GPS cũng chỉ như một công cụ nhằm siết chặt sự quản lý của doanh nghiệp chứ không phải chiếc “đũa thần” có thể giải quyết được mọi vấn đề. Bằng chứng là vẫn còn nhiều tồn tại đối với thiết bị này, cụ thể như, khó giám sát được lái xe có ngồi lái liên tục 4 giờ đồng hồ hay không, thời gian đóng mở cửa để đón khách dọc đường…

Kinh doanh xe ô tô từ 10 tấn trở lên phải gắn thiết bị định vị

ANTĐ - Doanh nghiệp vận tải lâu nay vẫn tự công bố chất lượng dịch vụ của mình, như chất lượng cao, xe “VIP”… và tự chịu trách nhiệm với chất lượng công bố. Chính điều này đã dẫn đến thực trạng nở rộ kinh doanh xe “chất lượng cao” theo dạng “tự phong”.
Nở rộ xe “chất lượng cao”

Thống kê của Vụ Vận tải, pháp chế - Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đến cuối năm 2013, cả nước có 103.000 xe khách và 620.000 xe tải các loại, với 2.681 doanh nghiệp, 586 hợp tác xã và hàng chục nghìn hộ kinh doanh cá thể. Chính điều này đã làm nảy sinh nhiều bất cập trong công tác quản lý phương tiện, nhất là vấn đề quản lý chất lượng dịch vụ vận tải. Thực tế phần lớn các đơn vị vận tải hiện có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, “núp bóng” doanh nghiệp, hợp tác xã đứng ra làm các thủ tục theo quy định đối với cơ quan quản lý để thu phí dịch vụ. Mọi việc lời lãi ra sao giao phó hết cho chủ xe hoặc lái xe.

Trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, chất lượng dịch vụ bao gồm sự tiện lợi, thoải mái của hành khách, các tiện nghi trên phương tiện; các quyền lợi mà hành khách được hưởng; tính thân thiện của lái xe và nhân viên phục vụ trên xe đối với hành khách; đảm bảo thời gian, hành trình của chuyến đi và đặc biệt là công tác đảm bảo an toàn trong vận tải.

Từ lâu, chất lượng dịch vụ vận tải đã được xã hội hết sức quan tâm. Trong ngành vận tải cũng đã xuất hiện một số loại hình dịch vụ được đánh giá có chất lượng cao như “xe chất lượng cao”, “VIP”, “xe giường nằm”, … một số doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư xây dựng thương hiệu. “Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu còn mang tính tự phát, chưa bài bản và các nội dung về chất lượng dịch vụ vận tải chưa đầy đủ, công khai đối với hành khách và chưa áp dụng các quy trình quản lý chất lượng, chưa có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền cũng như của người sử dụng dịch vụ”, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhận định.

Để chấm dứt tình trạng các doanh nghiệp vận tải “tự phong” về chất lượng dịch vụ của mình, Tổng cục Đường bộ cho biết, đang xây dựng đề án tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô. Đề án đã được trình lên Bộ GTVT và đang tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành. Dự kiến, cuối quý I hoặc đầu quý II-2014 sẽ ban hành.


Chất lượng cao hay không cao cũng... như nhau

Hạn chế tự phong chất lượng

Đề án sẽ tập trung quản lý trách nhiệm chủ xe, chủ doanh nghiệp, trách nhiệm lái xe... thúc đẩy quá trình tái cơ cấu lại lực lượng vận tải, hướng tới cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả. Với quản lý vận tải hành khách, sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí đánh giá và phân hạng chất lượng dịch vụ: Chất lượng phương tiện; lái xe và nhân viên phục vụ; hành trình; tổ chức, quản lý của đơn vị; quyền lợi của hành khách.

Dựa trên các tiêu chí trên, Tổng cục Đường bộ sẽ tiến hành phân loại hạng chất lượng dịch vụ vận tải. Vận tải hành khách tuyến cố định, du lịch và xe hợp đồng được phân thành 5 hạng từ 1 “sao” đến 5 “sao”, với thang điểm đánh giá là 100 điểm. Những doanh nghiệp xếp loại tốt (4-5 sao) sẽ được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nhân rộng đồng thời quản lý chặt đối với các đơn vị làm chưa tốt (1-2 “sao”).

Trao đổi với phóng viên, ông Khuất Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ Vận tải cho hay, Bộ GTVT đang xây dựng Nghị định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, thay thế Nghị định 91 và 93. Nghị định này sẽ được ban hành trong quý I-2014. “Nghị định này sẽ nhấn mạnh vào quản lý doanh nghiệp vận tải, vì bấy lâu chúng ta mới đặt vấn đề quản lý lái xe mà bỏ qua trách nhiệm của doanh nghiệp”, ông Khuất Việt Hùng bày tỏ.

Theo đó, doanh nghiệp vận tải ô tô khách bắt buộc phải xây dựng quy trình chất lượng dịch vụ và đăng ký. Trên cơ sở đăng ký của doanh nghiệp, Sở GTVT sẽ thanh tra, thẩm định nếu đủ điều kiện, tiêu chí mới cấp giấy phép kinh doanh. “Tiêu chí chất lượng phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm; xe mới, hiện đại không đồng nghĩa với chất lượng dịch vụ tốt”. Trước khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng ô tô phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án kinh doanh đã đăng ký. Phương tiện phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp. Trường hợp xe đăng ký thuộc xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng của hợp tác xã với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định sẽ hướng tới siết chặt quản lý đối với các hoạt  động vận tải ô tô khác như xe hợp đồng, du lịch, vận tải hàng hóa. Bắt buộc các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô từ 10 tấn trở lên phải có giấy phép kinh doanh, có phù hiệu và bắt buộc phải gắn thiet bi dinh vi oto giám sát hành trình xe

Xem thêm website cung cấp thiết bị định vị oto http://dinhvixehoivietglobal.jimdo.com


Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Các cách chống trộm xe máy hiệu quả

Xác định vị trí xe bằng SIM điện thoại, định vị xe máy, thẻ chip RFID… là một số công nghệ mới được áp dụng cho thiết bị chống trộm xe máy. Mỗi thiết bị đều có ưu/nhược điểm khác nhau và tuỳ nhu cầu sử dụng, chủ xe sẽ chọn cho mình một thiết bị thích hợp.


Chống trộm bằng SIM điện thoại

Ông Đặng Xuân Quỳnh, giám đốc công ty Setech Việt, cho biết: thiết bị chống trộm xe máy S-Bike Pro là phiên bản mới được tích hợp cả hai cách thức định vị qua trạm phát sóng di động BTS và định vị vệ tinh toàn cầu GPS. Nhờ vậy, S-Bike Pro có khả năng xác định vị trí xe chính xác hơn cách thức xác định vị trí qua trạm phát sóng di động.
Việc kết hợp cả hai công nghệ này sẽ tăng độ chính xác khi xác định vị trí xe. Khi dùng định vị GPS, nếu xe bị giấu dưới hầm hoặc nơi ẩn khuất, che chắn sẽ không dò ra được. Còn khi dùng định vị Cell-ID, nếu như trạm phát sóng quá thưa (ở vùng sâu, vùng xa) thì toạ độ có sai số rất cao.
S-Bike Pro tiết kiệm điện hơn so với S-Bike, mức tiêu hao điện của nó khoảng 5,3mAh – chỉ bằng 1/4 so với phiên bản trước. Đặc biệt, để tránh tình trạng bị khoá SIM (do không đủ tiền trong tài khoản) S-Bike Pro có thể nhắn tin SMS nhắc nhở chủ xe nạp tiền vào tài khoản (nếu dưới 5.000 đồng) và thông báo số tiền còn lại trong tài khoản.
Các thiết bị chống trộm bằng công nghệ Cell-ID sẽ giúp xác định vị trí xe qua trạm phát sóng di động BTS. Trong thiết bị sẽ gắn kèm một SIM điện thoại đã nạp tiền vào tài khoản để thiết bị có thể giao tiếp (nhắn tin, trả lời cuộc gọi) với chủ xe.
Khi cần thiết lập chế độ chống trộm, người dùng chỉ cần nhắn tin theo cú pháp quy định hoặc gọi cho số điện thoại, thiết bị. Nếu nhận được cuộc gọi đến, thiết bị sẽ nhá đèn xinhan (đã kích hoạt) và từ chối cuộc gọi. Chủ xe cần nhớ số điện thoại và mật khẩu để sử dụng thiết bị chống trộm dùng công nghệ Cell-ID. Có thể nạp tiền, kiểm tra tài khoản, trạng thái thiết bị chống trộm, đổi mật khẩu… thông qua tin nhắn SMS.

Chống trộm “từ xa”

Trên thị trường có thiết bị chống trộm xe máy sử dụng thẻ từ/chip RFID (nhận dạng qua sóng vô tuyến – Radio Frequency Identification). Ngoài chìa khoá, phải cầm thẻ chip ở khoảng cách thích hợp mới có thể khởi động máy – thiết bị tự động nhận dạng. Sau khi gắn thẻ chip RFID vào xe thì mỗi khi chủ xe di chuyển khỏi khoảng cách (vài mét hoặc chục mét) thì xe máy sẽ tự động khoá; nếu có người chạm đến sẽ báo động và sau đó vài chục giây thì tắt máy. Thiết bị này sẽ tự động kích hoạt chế độ chống trộm sau khi di chuyển thẻ chip khỏi xe.
Đối với thẻ từ thì chủ xe phải quét thẻ từ vào thiết bị chống trộm mới có thể khởi động máy. Sau khi tắt máy, rút chìa khoá ra – thiết bị sẽ tự động thiết lập chế độ chống trộm (chớp đèn, hú còi nếu có người phá khoá). Nếu có người đụng vào xe, thiết bị sẽ hú còi cảnh báo 2 – 3 giây rồi tắt.
Do đó, nếu chủ xe có để quên chìa khoá trên xe vẫn không bị mất vì phải có thẻ từ mới khởi động máy được. Cách chống trộm này cũng giống như thiết bị chống trộm dùng IC cảm ứng – chủ xe phải chạm vào một điểm bí mật (IC cảm ứng) mới có thể khởi động xe. Nếu kẻ gian không chạm vào điểm cảm ứng và cố gắng khởi động xe thì thiết bị chống trộm sẽ hú còi và tự động tắt máy.
Còn thiết bị chống trộm sử dụng remote hiện nay đã cải tiến nhiều về hình thức. Trên remote có màn hình để quan sát trạng thái xe (bị rung lắc hay bị phá khoá); nếu có kẻ gian lấy trộm sẽ báo rung trên remote như điện thoại di động. Các tính năng khác của thiết bị chống trộm dùng remote vẫn như cũ: Khởi động từ xa, chống trộm hoặc tắt máy đột ngột khi bị cướp, tìm xe trong bãi giữ xe…

Lưu ý khi gắn thiết bị chống trộm

Một nhân viên bộ phận kỹ thuật công ty Yamaha Motor Việt Nam cho biết: việc gắn thiết bị định vị xe máy chống trộm  có thể dẫn đến việc tiêu hao bình điện và có thể gây ra sự cố. Trước đây, một số loại thiết bị chống trộm có xuất xứ trôi nổi đã gây ra sự cố và các trạm bảo hành chính hãng thường đề nghị khách hàng tháo thiết bị ra. Đặc biệt, đối với dòng xe tay ga, xe số sử dụng bộ phun xăng điện tử (FI) sẽ cần đến nguồn điện áp ổn định khi khởi động. Việc gắn thêm thiết bị chống trộm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến độ ổn định của điện áp.
Đối với các thiết bị chống trộm bằng thẻ từ, RFID hoặc IC cảm ứng vẫn tồn tại một số nguy cơ hỏng hóc do ngấm nước khi rửa xe, phá thiết bị chống trộm bằng nam châm, súng điện… Chỉ có các thiết bị chống trộm cao cấp mới được trang bị lớp vỏ chống thấm nước, chống gây nhiễu bằng nam châm.
Liên hệ gắn định vị xe máy tại địa chỉ
CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG VIỆT TOÀN CẦU(VIETGLOBAL)
Chuyên: Thiết bị định vị ô tô hợp quy Bộ GTVT
Tại Hà Nội: P512 Tòa nhà F4 Khu đô thị mới Yên Hòa - Trung Kính - Cầu Giấy
Tel: 0466 800 805 / Fax: 04 62698980
Tại TPHCM: P301 Số 93 Cộng Hòa - Phường 4 - Quận Tân Bình
Tel: (84 8) 38111424 / Fax: (84 8) 38111424
Hotline: 0906 286 439( Mr Tuấn) 

website: http://dinhvixehoivietglobal.jimdo.com

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

Phú Thọ triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Ngày 23/8, Đoàn kiểm tra của Bộ GTVT do Thứ trưởng Lê Đình Thọ dẫn đầu đã làm việc với lãnh đạo tỉnh  Phú Thọ  về công tác quản lý hoạt động vận tải và  ATGT tại địa phương.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ phát biểu tại buổi làm việc với Phú Thọ
Theo kết quả thanh kiểm tra trước đó của Đoàn kiểm tra Bộ GTVT, hiện Phú Thọ có 99 doanh nghiệp kinh doanh vận tải, trong đó có 31 đơn vị kinh doanh xe ô tô theo tuyến cố định với 363 phương tiện.  Qua kiểm tra cho thấy, Sở GTVT Phú Thọ còn một số tồn tại như chưa thực hiện tốt công tác thẩm định hồ sơ khi cấp phép dẫn tới hồ sơ chưa đúng quy định. Sở chưa quan tâm dung mức công tác thanh tra vận tải dẫn tới có nhiều đơn vị vận tải được kiểm tra không duy trì các điều kiện kinh doanh, không thực hiện đúng các quy định về kinh doanh vận tải.
Đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, việc lắp thiết bị định vị giám sát hành trình (TBGSHT) và TBGSHT cơ bản theo dõi, trích xuất được các thông tin tối thiểu. Tuy nhiên, vẫn có đơn vị không có bộ phận theo dõi về ATGT; chưa thực hiện hoặc có thực hiện nhưng không duy trì thường xuyên việc quản lý, khai thác, cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, các doanh nghiệp thực hiện chế độ giao khoán cho lái xe dẫn tới việc buông lỏng quản lý, không giám sát được lái xe…
Đoàn thanh tra của Bộ GTVT đã đề nghị Sở GTVT thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải khách của doanh nghiệp tư nhân Trường Hải; thu hồi phù hiệu chạy xe của 6 phương tiện; xử phạt vi phạm hành chính, có hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh cho đến khi khắc phục xong vi phạm đối với đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm các lỗi về điều kiện kinh doanh. 
Yêu cầu Sở GTVT báo cáo Bộ GTVT kết quả thực hiện các nội dung trên trước ngày 30/11/2013.
Ông Nguyễn Đình Cúc - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, tỉnh Phú Thọ rất quan tâm đến công tác bảo đảm trật tự  ATGT. Vì vậy, trước những thiếu sót, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về vận tải mà đoàn kiểm tra của Bộ GTVT đưa ra, tỉnh Phú Thọ sẽ tiếp thu và nhanh chóng chấn chỉnh.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã đề nghị tỉnh Phú Thọ chỉ đạo Sở GTVT chủ trì phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị chức năng của tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để tiến hành kiểm tra toàn diện hoạt động kinh doanh vận tải khách tại các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt vi phạm liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải, không tổ chức kinh doanh vận tải theo quy định, buông lỏng quản lý hoạt động của phương tiện… Tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động của xe quá khổ, quá tải gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông…
Thứ trưởng Lê Đình Thọ yêu cầu Sở GTVT Phú Thọ rút kinh nghiệm trong công tác quản lý vận tải bằng xe ô tô, đồng thời khắc phục ngay những tồn tại mà Đoàn kiểm tra của Bộ GTVT đã kết luận. Thứ trưởng cũng yêu cầu Sở, ngoài vấn đề quản lý kinh doanh vận tải, còn phải chú trọng đến công tác đào tạo, sát hạch lái xe, là nguyên nhân gián tiếp gây TNGT. “Sở GTVT phải quyết liệt thực hiện để tạo chuyển biến”- Thứ trưởng nhấn mạnh.
xem thêm : dinh vi xe may chống trộm, dinh vi oto theo quy định của Bộ GTVT tại đây

Lắp thiết bị định vị giám sát không phải chỉ để xử phạt

Bộ Giao thông vận tải sẽ chính thức giám sát hoạt động của xe và lái xe ô tô trên toàn quốc bằng thiết bị định vị giám sát hành trình (GSHT) bắt đầu từ tháng 10/2013. Những thông tin về hành trình của xe ô tô trên đường, được báo về Trung tâm dữ liệu Giám sát hành trình được sử dụng để chấn chỉnh hoạt động của doanh nghiệp vận tải và lái xe, không phải là căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính.
Cập nhật liên tục về hoạt động của xe và lái xe
Việc quản lý chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp vận tải và lái xe ô tô theo đúng quy định của Luật GTĐB bằng thiết bị dinh vi oto GSHT như vậy sẽ bắt đầu ngay trong thời gian tới, tháng 10/2013.
Tổng cục ĐBVN cho biết, đến nay việc đầu tư Trung tâm quản lý GSHT đã tiến hành xong giai đoạn thử nghiệm. Việc xây dựng Trung tâm này là hoàn toàn khả thi. Nếu việc đầu tư xây dựng Trung tâm được kịp thời, việc quản lý hành trình xe qua thông tin trực tiếp được truyền từ hộp thiết bị gắn trên xe truyền về Trung tâm, sẽ tạo ra thói quen mới trong giới lái xe và doanh nghiệp vận tải.
Giám sát ô tô bằng thiết bị GSHT từ tháng 10/2013
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, triển khai thực tế chưa đưa ra vấn đề xử phạt. Trước mắt việc quản lý hành trình xe bằng thiết bị GSHT là để nhắc nhở doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu quản lý.
Bộ GTVT sẽ soạn thảo 1 công văn gửi tất cả các doanh nghiệp vận tải các tỉnh, theo cơ chế hàng tuần sẽ có đánh giá với doanh nghiệp, xem có xe nào vi phạm, để doanh nghiệp yêu cầu xe đó khắc phục.
Song nếu vi phạm vượt quá ngưỡng nào đó sẽ yêu cầu dừng xe, doanh nghiệp có nhiều xe vi phạm không khắc phục được sẽ yêu cầu tước Giấy phép kinh doanh vận tải. 
Cùng với đó, theo Bộ GTVT, Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư Quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị GSHT của xe ô tô. Thông tư này áp dụng đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, các đơn vị sản xuất nhập khẩu thiết bị GSHT và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị GSHT của xe ô tô trong phạm vi cả nước.
Theo ông Trần Quang Bình – Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải Tổng cục ĐBVN, như vậy, những nội dung quy định về thiết bị GSHT lâu nay được nhiều đối tượng quan tâm, nay đã được làm rõ trong Thông tư.
Quy định về cung cấp dự liệu, nêu rõ: Các thông tin được cập nhật liên tục của xe và lái xe bao gồm thông tin về hành trình xe, tốc độ vn hành xe, số lần và thời gian xe dừng đỗ, số lần và thời gian đóng mở cửa xe, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ngày.
Quy định về sử dụng dữ liệu, cũng nêu rõ, về phía cơ quan Nhà nước, mục đích sử dụng dữ liệu để: Phục vụ công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động vận tải trong phạm vi địa phương và trên toàn quốc; Theo dõi chấn chỉnh, xử lý vi phạm của các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn địa phương và của các Sở GTVT; Phục vụ công tác điều tra, giải quyết TNGT của các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu; Phục vụ công tác xây dựng chương trình tuyên truyền, giáo dục, đào tạo đội ngũ lái xe; Phục vụ công tác đánh giá, xếp hạng các đơn vị kinh doanh vận tải và các Sở GTVT trong việc chấp hành các quy định về quản lý vận tải trong phạm vi toàn quốc.
Theo ông Bình, như vậy đã rõ là thiết bị định voto GSHT để phục vụ mục đích quản lý Nhà nước của Bộ GTVT, quản lý xe và lái xe của doanh nghiệp, giúp cung cấp thông tin trong các trường hợp TNGT, chứ không sử dụng để xử phạt.
Cũng theo ông Bình, các thông tin được cập nhật liên tục trong dữ liệu được giới hạn, xác định rõ những thông tin cơ bản nhất, không ôm đồm quá nhiều. Quy định dừng ở 5 thông số như vậy là khả thi, trong đó thông tin về tốc độ xe chạy là quan trọng nhất, có tác dụng lớn ngăn ngừa TNGT do xe chạy quá tốc độ, rất cần được thiết bị phản ánh chính xác.
Áp dụng ngay từ tháng 10/2013
Tại cuộc họp về triển khai sử dụng thiết bị GSHT xe ô tô của Bộ GTVT, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường chủ trì đã yêu cầu thực hiện ngay việc xây dựng, vận hành Trung tâm quản lý dữ liệu để ngay trong tháng 10 này bắt đầu thực thi giám sát hành trình xe ô tô bằng thiết bị GSHT.
Thứ trưởng chỉ đạo: Việc xây dựng Trung tâm quản lý GSHT là rất cần thiết và bắt buộc. Trung tâm đặt ở nơi thực hiện chức năng quản lý về vận tải là Tổng cục ĐBVN và Ủy ban ATGT Quốc gia, có cơ chế để chia sẻ số liệu cho các Sở GTVT. Sau này có thể thành lập thêm Trung tâm ở Đá Nẵng và TP. Hồ Chí Minh để quản lý xe ở khu vực này.
Cần thành lập tổ chuyên gia, trong đó có mời Bộ KHCN, đánh giá chính xác việc thử nghiệm 2 Trung tâm vừa qua, chỉ ra những lỗi cần phải sửa chữa để nhà cung cấp điều chỉnh lại. Thông tin đưa về Trung tâm yêu cầu phải là thông tin ghi nhận được trực tiếp từ hành trình của xe, không được biên tập, sửa chữa. Yêu cầu thiết bị phải có độ chính xác cao để doanh nghiệp phải tâm phục khẩu phục. Cần thiết sẽ yêu cầu bổ sung thêm vào thiết bị chức năng cảnh báo quá tốc độ giúp lái xe kịp thời điều chỉnh tốc độ phù hợp.
Khi Thông tư 18 “Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ” có hiệu lực ngày 1/10/2013 thì hoạt động của Trung tâm cũng đi vào chính thức luôn.

Bộ GTVT siết chặt hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp vận tải

Sáng nay 30/8, Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (QP&AN) của Quốc hội tổ chức phiên chất vấn nghe Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Đinh La Thăng báo cáo, giải trình về công tác bảo đảm trật tự ATGT trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô . Tới dự có Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn; Chủ trì phiên họp là ông Nguyễn Kim Khoa – Chủ nhiệm Ủy ban QP&AN Quốc hội.

Toàn cảnh phiên chất vấn

Theo ông Nguyễn Kim Khoa, phiên họp này nhằm xác định trách nhiệm quản lý để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng vận tải, giảm thiểu TNGT. Chất vấn các vấn đề bức xúc về vận tải hiện nay như KDVT tuyến cố định, taxi, hàng hóa. Cần đi sâu vào qui hoạch các tuyến, bến xe, trạm dừng nghỉ, cấp GPKDVT, công tác đăng ký đăng kiểm, thanh tra, tuần tra kiểm soát đối với hoạt động KDVT bằng ô tô. Cần làm rõ trách nhiệm của các cấp ngành, tổ chức cá nhân…

Ông Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban QP&AN

Mở đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Đinh La Thăng trình bày báo cáo tóm tắt công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô. Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, thời gian qua, Bộ GTVT đã ban hành nhiều văn bản và tổ chức triển khai thực hiện nên công tác quản lý nhà nước về vận tải bằng ô tô đã đạt được những chuyển biến rõ nét như: đã dần hoàn thiện bộ máy tổ chức, kiện toàn nhân sự trong các cơ quan quản lý nhà nước; công tác quản lý giấy phép kinh doanh vận tải ô tô, cấp phù hiệu, biển hiệu cho các đơn vị kinh doanh vận tải đã bước đầu đi vào nền nếp; mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định và xe buýt đã phát triển rộng khắp, mạng lưới bến xe được phát triển, phân bố hợp lý tạo thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân; chất lượng phương tiện vận tải, dịch vụ vận tải hành khách trên tuyến, dịch vụ tại các bến xe ngày càng được nâng cao.

Một số doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải đã xây dựng mô hình vận tải tập trung, hiện đại, xây dựng được thương hiệu mạnh về chất lượng dịch vụ và an toàn giao thông. Một số bến xe, trạm dừng nghỉ đã chủ động đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, nâng cao được chất lượng dịch vụ dành cho hành khách.



Tuy nhiên, cũng còn nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý vận tải bằng xe ô tô. Vẫn còn 16/63 Sở GTVT chưa có phòng quản lý vận tải. Các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải chưa được điều chỉnh kịp thời dẫn đến tình trạng lộn xộn trong hoạt động kinh doanh, vi phạm về tải trọng xe còn phổ biến. Công tác cấp giấy phép kinh doanh vận tải chấp thuận khai thác tuyến chưa được quan tâm đúng mức. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải còn bị buông lỏng, xử lý vi phạm thiếu kiên quyết dẫn đến tình trạng nhiều đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe khách không thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Tình trạng các hợp tác xã, doanh nghiệp chỉ đứng ra làm đầu mối pháp lý mà không tổ chức thực hiện các điều kiện kinh doanh vận tải theo quy định, việc các chủ xe cá nhân “thuê tư cách pháp nhân” của đơn vị còn diễn ra phổ biến. Nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng lao động với lái xe, nhân viên phục vụ để hoàn thiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải trong khi người lao động không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không được bảo vệ quyền lợi. Bộ phận theo dõi ATGT ở các đơn vị kinh doanh vận tải không có hoặc có chỉ là hình thức đối phó còn phổ biến.



Phát hiện những khiếm khuyết nêu trên, Bộ GTVT đã ban hành và triển khai thực hiện Thông tư số 18, ngày 6/8/2013 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải thay thế cho các thông tư trước đây. Đồng thời cũng quy định rõ nội dung xây dựng và kế hoạch đảm bảo ATGT, đăng ký chất lượng vận tải, trách nhiệm niêm yết thông tin của Sở GTVT và các đơn vị kinh doanh vận tải. Ban hành thông tư 49, ngày 12/12/2012 về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe, trong đó quy định các tiêu chí cơ bản đối với từng loại bến xe và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quy trình quản lý bến xe. Bộ cũng triển khai thí điểm việc kiểm tra tải trọng xe trên một số tuyến quốc lộ quan trọng. Thời gian tới, Bộ GTVT sẽ đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định thay thế các Nghị định 91 và 93 theo tinh thần đưa hoạt động kinh doanh vận tải vào loại hình kinh doanh có điều kiện đặc biệt; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chính sách ưu đãi với hoạt động vận tải hành khách công cộng. Bộ sẽ ban hành thông tư quy định về trách nhiệm xử lý vi phạm trong quản lý chất lượng dịch vụ và ATGT trong hoạt động vận tải; đồng thời kiến nghị Tổng Liên đoàn lao động VN chỉ đạo các đơn vị nhanh chóng kiện toàn tổ chức công đoàn để tập hợp và bảo vệ quyền lợi cho lái xe và người lao động tại các đơn vị kinh doanh vận tải.



Bộ trưởng Đnh La Thăng

Bộ trưởng Đinh La Thăng

Thứ hai, công tác đào tạo, sát hạch, quản lý lái xe vận tải. Trong 2 năm qua, Bộ đã ban hành 04 Thông tư, 02 Đề án nhằm quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe góp phần giảm thiểu TNGT. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ, hiện nay đã hình thành được đội ngũ cán bộ công chức có trình độ quản lý đào tạo, sát hạch cấp GPLX. Nội dung chương trình đào tạo và quy trình sát hạch được điều chỉnh phù hợp với thực tế. Công tác sát hạch được đổi mới với việc áp dụng công nghệ tự động trong sát hạch nên chất lượng đã có tiến bộ rõ rệt, giảm được tiêu cực. Tuy nhiên, các quy chuẩn về điều kiện hoạt động của các cơ sở đào tạo, sát hạch cũng như quy trình kiểm tra, sát hạch chưa chặt chẽ, còn kẽ hở bị lợi dụng. Chất lượng công tác ra đề thi lý thuyết còn nhiều hạn chế, trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của một bộ phận giáo viên, sát hạch viên còn yếu kém.



Giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo, sát hạch cấp GPLX đã thực hiện đổi mới quản lý GPLX. Cụ thể, ứng dụng công nghệ hiện đại để hạn chế giả mạo. Chương trình đào tạo được đổi mới theo hướng tăng cường thực hành lái xe trên đường, lái xe số tự động. Công tác sát hạch lái xe tiếp tục được điều chỉnh theo hướng hiện đại, giảm thiểu tác động của con người vào kết quả sát hạch. Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để bổ sung hoặc sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Công khai quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo và trung tâm sát hạch. Ban hành tiêu chuẩn nghề nghiệp đối với lái xe khi tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và trách nhiệm xử lý đối với các cơ sở đào tạo sát hạch có nhiều lái xe gây TNGT. Tập trung công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đặc biệt là kiểm tra đột xuất tại các kỳ sát hạch. Tiến hành việc sát hạch lại toàn bộ đội ngũ sát hạch viên...



Thứ ba, công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô kinh doanh vận tải đường bộ. Trong 2 năm vừa qua Bộ GTVT đã ban hành 07 Thông tư và các quy chuẩn, tiêu chuẩn, Đề án để nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm, thực hiện cải cách các thủ tục hành chính theo hướng giảm tối đa thủ tục cho chủ phương tiện và lái xe. Công tác xây dựng đội ngũ đăng kiểm viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tư cách tác phong và đạo đức tốt được quan tâm. Các trung tâm đăng kiểm đã được nối mạng và giám sát camera trên cả nước. Tỉ lệ xe đăng kiểm đạt lần 1 chiếm khoảng 80%, xe không đạt phải sửa chữa và kiểm định lại chiếm khoảng 20%. Công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với các đơn vị đăng kiểm được tiến hành thường xuyên. Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2013, Cục Đăng kiểm VN đã phát hiện sai phạm và đình chỉ chức danh, thu hồi thẻ đăng kiểm viên đối với 15 đăng kiểm viên (trong đó có 02 lãnh đạo trung tâm và 04 trưởng dây chuyền kiểm định). Các đơn vị đăng kiểm đã chủ động thu thập, nắm bắt thông tin về các vụ TNGT trên địa bàn và phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, giám định tai nạn. Tuy nhiên, công tác quản lý giữa 2 kỳ đăng kiểm vẫn còn bị buông lỏng, tình trạng một số đăng kiểm viên không thực hiện đúng quy trình đăng kiểm vẫn còn tồn tại. Để nâng cao chất lượng đăng kiểm: cùng với việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để sửa đổi hoặc ban hành mới cho phù hợp, Bộ sẽ tập trung vào việc bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp và hướng dẫn cụ thể về phương pháp, quy trình kiểm tra của từng công đoạn trên từng vị trí kiểm tra cho đăng kiểm viên. Tăng cường giám sát hoạt động trực tiếp trên từng dây chuyền kiểm định qua hệ thống camera, xử lý các đăng kiểm viên thực hiện không đúng quy trình, bỏ hạng mục kiểm tra. Gắn trách nhiệm người đứng đầu đăng kiểm với công tác phòng chống tiêu cực trong hoạt động đăng kiểm.

Đại diện các cơ quan tham mưu của Bộ GTVT tham gia phiên chất vấn

Đại diện các cơ quan tham mưu của Bộ GTVT tham gia phiên chất vấn



Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Phát hiện những lỗ hổng trong công tác quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải, Bộ đã thành lập nhiều đoàn thanh tra, xử lý các vi phạm hành chính về kinh doanh vận tải. Qua đợt thanh tra 21 tỉnh, thành phố tiến hành trong tháng 7 và tháng 8/2013 kiểm tra tại 82 đơn vị kinh doanh vận tải đã tước, đình chỉ sử dụng giấy phép 35 đơn vị (chiếm 43%), thu hồi giấy phép kinh doanh 25 đơn vị (chiếm 30%), trong đó vi phạm của các hợp tác xã kinh doanh vận tải chiếm tỉ lệ cao. Đợt thanh tra cũng chỉ ra nhiều bất cập, thiếu sót trong công tác quản lý vận tải ở địa phương như: công tác thanh kiểm tra còn tập trung nhiều vào việc phát hiện hành vi vi phạm của lái xe chưa đi sâu vào các điều kiện kinh doanh vận tải, việc xử lý vi phạm hành chính chưa kiên quyết. Nhiều địa phương chưa quan tâm đến công tác quản lý cấp giấy phép kinh doanh vận tải cho đơn vị kinh doanh vận tải container, tỉ lệ cấp phép chỉ đạt khoảng 5% đơn vị và khoảng 10% xe.



Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các địa phương phải vào cuộc để chấn chỉnh tăng cường quản lý nhà nước về quản lý vận tải; kiến nghị các địa phương xử lý theo thẩm quyền những cá nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý về vận tải. Bộ sẽ tiếp tục kiểm tra 42 tỉnh còn lại và kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm; đồng thời đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra liên ngành cấp tỉnh tiến hành kiểm tra toàn diện đối với các đơn vị kinh doanh vận tải.



Các Đại biểu Ngô Văn Hùng, Trần Đình Thu hỏi: "Hiện nay còn tồn tại những bất cập, thiếu sót trong kiểm soát sức khỏe lái xe, việc kiểm soát chất lượng công tác đào tạo lái xe và các trung tâm đào tạo lái xe. Đặc biệt, những lộn xộn tại các bến xe, qui hoạch các bến xe, tình trạng bến cóc xe dù, người dân không vào bến khiến tình hình hoạt động vận tải diễn ra lộn xộn; Hạn chế trong việc xử lý xe quá tải. Bộ GTVT đã có kế hoạch, phương án gì để chấm dứt tình trạng kéo dài này?"

Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời chất vấn của các đại biểu



Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời: Có thể nói, hoạt động kinh doanh vận tải có nhiều tồn tại do nhiều nguyên nhân, trong đó có trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Thực tế qua thanh tra kiểm tra vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập và cần phải sửa đổi bổ sung các qui định trong NĐ 91, 93. Cụ thể cần có qui định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, trung ương làm gì, địa phương làm gì. Thứ hai, cần qui định trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp. Từ trước tới nay, chúng ta chủ yếu đổ lỗi cho lái xe mà không qui trách nhiệm của chủ phương tiện, chủ DN kinh doanh vận tải. Đây là những cái trong luật chưa có qui định. Vì vậy trong thời gian tới chúng tôi sẽ đưa vào để đáp ứng thực tế và làm cụ thể, rõ hơn… 



Đại biểu Ngô Văn Hùng

Việc cấp GPKD vận tải, qua kiểm tra cho thấy, nhiều DN đủ hết hồ sơ nhưng khi hoạt động lại không đáp ứng đúng, đủ như hồ sơ đăng ký. Thời gian tới sẽ siết chặt hơn trong công tác quản lý. Đặc biệt sẽ chú trọng quản lý đến việc bảo đảm ATGT từ chính các doanh nghiệp vận tải vốn xưa nay còn buông lỏng. Đặc biệt yêu cầu các địa phương nâng cao việc quản lý nhiệm vụ bảo đảm ATGT, xử lý nghiêm theo pháp luật. Trong các văn bản qui phạm pháp luật thời gian tới, sẽ ghi rõ trách nhiệm của từng đơn vị, tổ chức…



Chẳng hạn cần qui định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với lái xe, người lao động trong việc ký hợp đồng, không được khoán trắng cho lái xe. Làm sao để chấm dứt tình trạng lái xe tự do hoạt động và tự tổ chức kinh doanh.



Về trách nhiệm trong các vụ TNGT, có thể nói, nguyên nhân xuất phát từ tình trạng các chủ doanh nghiệp quản lý còn lỏng lẻo, hành vi của lái xe cần chú ý nhưng trước hết phải hiểu đó là trách nhiệm quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Khi có TNGT nghiêm trọng xảy ra, chúng tôi bao giờ cũng yêu cầu các đơn vị liên quan của Bộ rà soát các vấn đề như: vận tải, đăng kiểm… để tìm rõ nguyên nhân. Tuy nhiên việc khoán hết cho lái xe là nguyên nhân lớn, trước hết đó là trách nhiệm của DN, chủ phương tiện. Vì vậy cần có sự sửa đổi các qui định tại NĐ 91, 93 và ban hành mới các thông tư…



Về tình trạng chở quá tải trọng xe đang là vấn đề nhức nhối. Bộ GTVT đã yêu cầu triển khai các trạm cân cố định và cả các trạm di động. Tuy nhiên, việc kiểm soát này không chỉ nhằm xử lý lái xe mà còn nhằm xử lý chủ DN, chủ phương tiện. Đối với vấn đề này cần có những giải pháp hết sức đồng bộ, nghiêm minh, công bằng, công khai, không tiêu cực để lái xe và chủ phương tiện lợi dung. Sắp tới, các tỉnh đã được trang bị trạm cân sẽ đồng loạt triển khai. Nhiều người nhắn tin cho tôi ủng hộ việc triển khai trạm cân xe, vấn đề còn lại là các cơ quan cần phải thực hiện tốt việc triển khai công việc này.



Công tác đào tạo, SHLX còn có nhiều sơ sở, trước hết là trách nhiệm của Bộ GTVT. Nội dung chưa phù hợp, đầy đủ. Sát hạch còn tiêu cực. Đấy là trách nhiệm trọng qui hoạch, xây dựng chiến lược, thực hiện các công việc bài bản… Công tác xã hội hóa  đào tạo lái xe dẫn đến có tình trạng hạ học phí xuống để cạnh tranh khiến chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng. Tiến tới chúng tôi sẽ có qui hoạch các trung tâm ĐTLX, tạo mục tiêu để các trung tâm đào tạo lái xe cho người dân chứ không phải để người dân vào đây để có bằng lái xe. Quan điểm của chúng tôi là không làm tăng chi phí không cần thiết cho người dân khi học và thi GPLX nhưng chất lượng giảng dạy và kỹ năng, hiểu biết của học viên phải tăng lên. Chúng tôi đưa công nghệ sát hạch, công nghệ thông tin …,để kiểm soát hoạt động này..



Đại biểu Trần Đình Thu

Việc quản lý các bến xe cũng có nhiều bất cập trong đó có nhiều nguyên nhân trong đó các địa phương chưa làm tốt công tác qui hoạch các bến xe, chưa có sự điều chỉnh kịp thời, có tiêu cực giữa xe vào – ra vào bến, các giải pháp chưa đủ mạnh, kịp thời. Tiến tới Bộ sẽ rà soát đưa ra các bộ qui chuẩn theo hướng hiện đại, đưa các các tiêu chuẩn đối với từng bến xe, xử lý mạnh đối với cơ quan quản lý địa phương, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư bến xe. Có những bến xe tư nhân họ làm tốt, đẹp như sân bay. Vì vậy cần có cơ chế để khuyến khích…



Đối với việc kiểm soát sức khỏe người lái xe, đến nay chưa có các chế tài. Nhiều trường hợp lái xe còn nghiện hút, sắp tới Bộ GTVT và Y tế ký chương rình phối hợp thực hiện việc quản lý đối với lái xe, đặc biệt là xe khách và container. Bộ Y tế đang hoàn thiện dự thảo thông tư về qui định sức khỏe người điều khiển phương tiện và đang xin ý kiến rộng rãi của xã hội.



Về điều tra, xử lý TNGT là trách nhiệm của Cơ quan công an nhưng Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ. Các vụ TNGT xảy ra, chúng tôi yêu cầu các cơ quan liên quan phải có sự phối hợp làm rõ. Đối với trung tâm ĐTLX nào có nhiều người gây tai nạn thì chúng tôi cũng có những biện pháp xử lý, thậm chí dừng hoạt động.

Các Đại biểu Nguyễn Hoa Sinh, Hồ Trọng Ngũ, Nguyễn Hữu Hùng hỏi: Trước thực trạng DN khoán trắng cho lái xe, Bộ có biện pháp gì trong thời gian tới. Đặc biệt những sự cố xe quá tải cố tình vượt trạm cần tại Hà Tình vừa qua thể hiện sự thiếu quyết liệt, phối hợp thiếu chặt chẽ,  phải chăng chúng ta bất lực?. Chúng ta có sự phối hợp để xử lý các vấn đề này như thế nào? Làm thế nào để tạo sự chuyển biến tích cực hơn trong việc quản lý đội ngũ lái xe? Đặc biệt, việc xây dựng những giải pháp mang tính lâu dài trong công tác tuyên truyền chưa tốt, cần cho biết thêm làm sao để làm chuyển biến nhận thức của lái xe, DN?"

Đại biểu Nguyễn Hoa Sinh

 Bộ trưởng  Đinh La Thăng trả lời: Việc triển khai qui hoạch hoạt động vận tải chưa đồng bộ, hiện nay 90% lưu lượng dồn về vận tải đường bộ. Vì vậy chúng tôi sẽ phê duyệt lại chiến lược vận tải để có qui hoạch đồng bộ, giảm tải cho đường bộ. Để làm được việc này cần đầu tư hệ thống giao thông một cách đồng bộ các loại hình vận tải khác nữa. Về lâu dài sẽ nghiên cứu các chính sách vận tải một cách đồng bộ từ đường bộ, hàng không, đườngthủy, hàng hải… để phát triển hài hòa các loại hình vận tải.

 Hiên nay nhiều DN rất nhỏ, thậm chí chỉ có một lái xe. Vì vậy cần đẩy mạnh tuyên truyền đến với các lái xe này. Việc tuyền truyền chính là đảm bảo sự bền vững. Tuy nhiên nhận thức tốt mà xử lý không nghiêm thì cũng không đạt được hiệu quả. Chính vì vậy, ngoài việc phải nâng cao nhận thức thì cũng cần phải nâng cao việc thực thi công vụ của cơ quan thực thi nhà nước.

Về trạm cân, đây là vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng vào bảo đảm ATGT. Trước đây do có hiện tượng tiêu cực nên đã xóa hết các trạm cân xe nên tình trạng phá hoại đường bộ do xe quá tải nghiêm trọng. Sắp tới Bộ sẽ triển khai qui hoạch các trạm cân cố định và triển khai các trạm cân di động. Để thực hiện việc này như tôi đã nói sẽ xây dựng một loạt các qui định cụ thể, đặc biệt nhắm đến chủ phương tiện, DN là cái gốc của các vi phạm về tải trọng.



Đại biểu Nguyễn Hữu Hùng, ủy viên chuyên trách Ủy ban QP&AN

Về bảo đảm sức khỏe, an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông. Đây là vấn đề hàng đầu.  Chúng tôi sẽ đưa nhiều tiêu chí hơn về bảo đảm ATGT. Sắp tới chúng tôi sẽ hoàn thiện các văn bản pháp luật theo hướng nâng cao khả năng, không phát sinh chi phí, không làm khó doanh nghiệp. Làm sao bớt chi phí cho DN, lái xe để cuối cùng người dân được hưởng. Tiếp đó cần cải cách thử tục hành chính để giảm bớt sự nhiêu khê, chi phí. Tiến tới chúng tôi đưa vào hoạt động trung tâm dữ liệu quản lý hoạt động vận tải đường bộ để quản lý toàn bộ hoạt động vận tải trong cả nước, quản lý toàn bộ lượng hàng hóa vận chuyển, đưa vào hoạt động trung tâm dữ liệu thiết bị định vị giám sát hành trình, đưa vào việc xếp hạng vận tải để người dân có thể lựa chon cho mình loại hình vận tải phù hợp nhất, tăng cương thanh tra, kiểm tra thường xuyên…



Hiện nay chúng tôi đã quản ký đăng kiểm tương đối tốt, mặc dù còn tiêu cực. Hiện chúng tôi đang xây dựng các qui định cụ thể đối với chủ phương tiện, lái xe trong việc bảo dưỡng định kỳ đối với phương tiện.



Hồ Trọng Ngũ, Phó chủ nhiệm UB QP AN

Đại biểu Hồ Trọng Ngũ, Phó chủ nhiệm Ủy ban QP& AN

Về việc thực hiện xử lý xe quá tải chưa tốt xảy ra tại một số địa phương, theo tôi chủ trương đúng nhưng cách làm chưa tốt giữa lực lượng chức năng với chính quyền địa phương như: phổ biến, tuyên truyền, vị trí đặt trạm… Tuy nhiên cần xác định, trách nhiệm xử lý xe quá tải là trách nhiệm của địa phương. Tuy nhiên cần thấy, có nhiều địa phương còn có ý nghĩ, việc kiểm soát tải trọng sẽ gây khó khăn cho phát triển KT- XH địa phương. Qua kiểm tra cho thấy có đến 60 – 70% xe chỏ quá tải, thậm chí chở gấp đôi, gấp ba lần tải trọng cho phép thì không đường sá nào chịu nổi. Cần phải nâng cao trách nhiệm của chính quyền các địa phương trong việc thực hiện kiểm soát tải trọng, của lực lượng thực hiện cân tải trọng. Tiến tới cần tập trung giám sát chủ phương tiện vì không ai kiểm soát việc này tốt hơn người ký hợp đồng lao động, ký hợp đồng hàng hóa. Nếu chủ làm nghiêm, theo dõi dinh vi oto GSHT thì lái xe sai phạm sẽ bị xử lý ngay. Tuy nhiên ý thức của lái xe, chủ phương tiện cần phải có thời gian để chuyển biến nhưng trách nhiệm của các cơ quan thực thi công vụ cần nâng cao hơn.



Đại biểu Lê Việt Trường hỏi : Có hay không sự can thiệp của cán bộ có chức quyền ở TƯ can thiệp vào việc sắp xếp xe khách tại bến xe  dẫn đến hiện tượng “vỡ Bến xe Mỹ Đình” như báo chí đã nêu?.



Bộ trưởng Đinh La Thăng đã thẳng thắn trả lời: Cho đến thời điểm này, Bộ GTVT cũng như cá nhân tôi chưa nhận được đơn thư cũng như tố cáo nào của doanh nghiệp, người dânphản ánh có sự can thiệp của cán bộ để doanh nghiệp được phép hoạt động tại bến xe này. Cá nhân tôi cũng nhận được tin nhắn của một doanh nghiệp rất ủng hộ việc chủ trương giải quyết những tồn tại của Bến xe Mỹ Đình. Các doanh nghiệp này cũng đề nghị các cơ quan nhà nước khi giảm tải thì xem xét các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả,  uy tín chấp hành các quy định của pháp luật.



Đại biểu

Đại biểu Lê Việt Trường

Bộ GTVT đã làm việc cùng với UBND TP Hà Nội, Sở GTVT và cả Bến xe Mỹ Đình và giao cho Thanh tra Bộ tiếp tục điều tra làm rõ các ý kiến khác, khi có kết quả Bộ GTVT sẽ báo cáo với Quốc hội. Những bài học từ công tác quản lý điều hành vận tải ở Bến xe Mỹ Đình sẽ là kinh nghiệm để Bộ GTVT, các địa phương trong cả nước khi quản lý điều hành công tác vận tải.



Sắp tới Bộ GTVT sẽ công bố công khai quy hoạch các tuyến vận tải trên cả nước, các Sở GTVT sẽ công bố các tuyến vận tải liên huyện, tuyến kế cận để người dân, doanh nghiệp biết để đăng ký tham gia nhằm khắc phục tình trạng xin- cho.



Đại biểu Lê Thị Nga và một số thành viên Ủy ban QP&AN đặt câu hỏi: Công tác TTKS, điều tra, xử lý vi phạm của lực lượng CSGT vì sao chưa khắc chế được cách hành vi  vi phạm và TNGT, nhất là tai nạn liên quan đến xe khách?



Trả lời bổ sung, Trung tướng Đỗ Đình Nghị cho biết: Về trách nhiệm của CA trong công tác TTKS xử lý vi phạm để góp phần tăng cường nâng cao chất lượng vận tải. Thời gian qua, tình trạng xe khách gây tai nạn diễn ra phổ biến. Trong các chỉ đạo của Bộ CA thời gian qua đã có các qui định cụ thể. Theo đó, hàng năm lực lượng CSGT đã mở nhiều đợt cao điểm xử lý các đối tượng, xử lý các vi phạm, tập trung vào xe khách và xe tải, trong đó chủ yếu xử lý lỗi quá tải, quá số người qui định, quá tốc độ, xe khách, lái xe sử dụng rượu bia, quá số khách… Chúng tôi thường xuyên phối hợp với Bộ GTVT trong các việc để xử lý.

Đại biểu Nguyễn Thi Nga

Đại biểu Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy  ban Tư pháp



Kết quả xử lý từ năm 2012 đến nay, toàn quốc đã xử lý trên 10 triệu trường hợp vi phạm. Trong đó đến gần 50% là xe khách và xe tải.



Như Bộ trưởng Bộ GTVT đã nêu, phải xử lý tận gốc một số nguyên nhân vi phạm như từ nơi xếp hàng hóa. Như Hải Phòng xử lý tại cảng. Hiện nay, có thực tế xe container được xếp hàng từ nước ngoài, xếp theo số feet của nước ngoài nhưng không đúng tải trọng nên khi về Việt Nam không biết xử lý thế nào. Trong khi nếu không giải tỏa được hàng hóa ở cảng sẽ gây ra áp lực. Nếu dừng xe, bắt buộc phải hạ tải, phải có cân, có phương tiện, kho bãi để hạ tải…

 Về lĩnh vực điều tra xử lý TNGT. Chỉ có những vụ TNGT có dấu hiệu tội phạm thì công an mới tiến hành điều tra. Từ đầu năm đến nay, lực lượng CA đã khởi tố hơn 5 nghìn vụ. Để bảo đảm hiệu quả điều tra TNGT, những vụ TNGT có người chết tại hiện trường thì giao cho CSĐT, mời VKS để giám sát điều tra nên không thể có chuyện CA bỏ qua vi phạm, không truy tố hành vi vi phạm.

Hiện nay, có thực trạng nhiều gia đình người bị TNGT có đơn đề nghị không truy tố người gây tai nạn.



Phải thừa nhận hiện nay vẫn có thực trạng tiêu cực của lực lượng CSGT. Tuy nhiên trong công tác tham mưu và triển khai, lực lượng này đã làm tốt công tác bảo đảm TTATGT, nhiều chiến sĩ đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.

Trung tướng Đỗ Đình Nghị

Trung tướng Đỗ Đình Nghị

Tuy nhiên vẫn có sai phạm, tiêu cực. Bộ CA đã có những giải pháp nhằm ngăn chặn, loại bỏ tình trạng này. Bộ CA đã đề nghị phạt qua tài khoản, nâng thẩm quyền xử phạt, có cơ chế chính sách để bồi dưỡng lực lượng CSGT nhiều hơn, đề nghị có cơ chế xử phạt minh bạch hơn, đã đề nghị xây dựng hệ thống giám sát trên các tuyến để minh bạch, chống tiêu cực. Tuy nhiên, vẫn khó khăn về kinh phí nên chưa thể  triển khai rộng rãi…



Bộ CA cũng tiến hành rà soát lại các qui định, thông tư về các quy trình, tiêu chuẩn đối với lực lượng làm nhiệm vụ nhằm quản lý và đồng thời là qui chế. Năm 2012, chúng tôi đã tập huấn lại toàn bộ và rà soát qui chuẩn, tăng cường kiểm tra, giao trách nhiệm cho lãnh đạo đơn vị, tăng cường công tác thanh tra, thông qua các cuộc vận động CAND thực hiện, nâng cao trách nhiệm, lập đường dây nóng để dư luận phản ánh. Ví dụ đầu năm nay báo chí đưa tin Tây Ninh bảo kê xe khách, xe tải, Giám đốc CA tỉnh yêu cầu CQĐT vào cuộc. Chưa xác định có bảo kê hay không nhưng qua rà soát trách nhiệm đã có kỷ luật 2 cán bộ.



Các ĐB Trần Thị Quốc Khánh, Lê Như Tiến, Nguyễn Anh Sơn hỏi: Bộ trưởng đã xử lý  cơ sở đào tạo, sát hạch GPLX vi phạm thế nào?  Hiện 16 Sở GTVT không có phòng quản lý vận tải có phải là họ nói không với quản lý vận tải? Thới gian qua vai trò, thể hiện của TTGT mờ nhạt trong khi CSGT nổi trội trên đường. Với khó khan hiện nay nếu DN chấp hành đúng qui định thì không có lãi nên buộc phải vi phạm thì mới sống được, quan điểm của Bộ trưởng thế nào?



Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời:  Đối với việc xử lý các kết quả kiểm tra. Trong 6 tháng đầu năm đến nay, Bộ đã kiểm tra và đã phát hiện, xử lý 18 cơ sở vi phạm. Từ ngày 01/7/2013 đến nay, qua kiểm tra đột xuất công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, các đoàn kiểm tra đã đình chỉ sát hạch lái xe ô tô đối với Hội đồng sát hạch Đà Nẵng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh. Đã công khai tất cả các trường hợp vi phạm trên trang web của Bộ GTVT.



Về câu hỏi 16 Sở GTVT không có Phòng Quản lý vận tải là không  quản lý vận tải mà nhiệm vụ này được giao kiêm nhiệm. Chúng tôi đã có ý kiến với các địa phương nhưng vẫn chưa được khắc phục. Đây là lĩnh vực rất quan trọng nhưng lại không có bộ phận chuyên trách quản lý.



Về ý kiến cho rằng lực lượng TTGT mờ nhạt trên đường thì TTGT chủ yếu bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, còn chức năng xử phạt vi phạm hành chính người điều khiển phương tiện vi phạm là của CSGT.



Về việc xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu, Bộ GTVT đã xử lý nhiều trường hợp cả về những vi phạm lẫn những yếu kém trong quản lý điều hành chứ không chỉ 2 trường hợp như đại biểu Tiến cho biết. Chúng tôi không bao che những sai phạm. Tuy nhiên những vấn đề xử lý cần đúng qui trình và qui định pháp luật.



Về ý kiến cho rằng, phải vi phạm thì doanh nghiệp vận tải mới “sống” được theo tôi là chưa hoàn toàn đúng. Thực tế có nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính, biết xây dựng thương hiệu và chấp hành tốt các qui định vẫn làm ăn có lãi. Chúng tôi đang tiến tới việc khuyến khích phát huy các loại hình vận tải khác như: vận tải biển, đường sắt, đường thủy để giảm chi phí vận tải đường bộ hiện đang ở mức cao. Đối với các doanh nghiệp vận tải đường bộ, tiến tới việc kinh doanh vận tải phải đi vào nề nếp. Đối với cơ quan quản lý nhà nướ, chúng tôi sẽ tăng cường các biện pháp quản lý, siết chặt các điều kiện tuy nhiên theo chủ trường là không làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, các hoạt động quản lý phải góp phần giảm thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho DN và lái xe kinh doanh tốt hơn.

Kết luận phiên chất vấn, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã ghi nhận và đánh giá cao Ủy ban QP&AN đã tích cực, chủ động tổ chức phiên giải trình, đánh giá tốt việc nêu những câu hỏi của các vị đại biểu QH; nhất là phần giải trình cụ thể, rõ ràng thể hiện tình thần trách nhiệm cao và cầu thị của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cùng đại diện các bộ ngành liên quan. Đây là vấ đề luôn được quan tâm trong đời sống CT-XH của cả nước. Với nội dung giải trình về Công tác đảm bảo TTATGT trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh thời gian qua đã xảy ra nhiều vị TNGT thảm khốc, phần lớn là đối với xe chở khách.

Phó chủ tịch Quốc Hội Huỳnh Ngọc Sơn

Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn

Trong thời gian qua, Chính phủ, Bộ GTVT, các bộ, ngành liên quan đã rất nỗ lực trong công tác đảm bảo TTATGT, trong đó có đảm bảo TTATGT trong hoạt động kinh doanh bằng ô tô. Tuy nhiên, qua phương tiện thông tin đại chúng, qua các báo cáo và những câu hỏi đặt ra trong phiên giải trình hôm nay, cho thấy sự quan tâm của xã hội nói chung và của các vị đại biểu quốc hội nói riêng trong lĩnh vực này là rất lớn.

Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cũng lưu ý, kinh doanh vận tải hành khách là loại hình kinh doanh có điều kiện và rất đặc thủ bởi nó gắn với sinh mệnh của người dân. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động này khá đầy đủ, tuy nhiên lĩnh vực này còn nhiều tồn tại, hạn chế, để xảy ra nhiều tai nạn thương tâm. Do đó có thể thấy rằng vấn đề chủ yếu nằm ở khâu quản lý và tổ chức thực hiện. Trong đó nổi lên là các vấn đề quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, GPKD; công tác tuần tra, xử lý vi phạm chưa nghiêm… Công tác đảm bảo TTATGT trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô, không chỉ trách nhiệm của Bộ GTVT mà cầ có sự phối hợp, chung tay nhiều bộ ngành trong đó đặc biệt là vai trò của Bộ Công an và chính quyền địa phương các cấp. Nghị quyết 21 của Quốc hội đề ra mỗi năm giảm TNGT từ 5-10% tuy nhiên qua thực tế tình hình TNGT diễn biến phức tạp. Do đó cần có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành và địa phương thì mới có thể hạn chế được  tình trạng này.

Qua các ý kiến của các đại biểu, thì nguyên nhân chính của TNGT thảm khốc gần đây trong hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô là do lái xe, các cơ sở kinh doanh vi phạm các quy tắc về ATGT; quản lý nhà nước về hoạt động vận tải bị buông lỏng, hiệu lực của công tác tác tuần tra, xử lý vi phạm còn hạn chế.

Để khắc phục tình trạng này, cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trước mắt: Bộ GTVT cần rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật về kinh doanh vận tải trong đó đặc biệt là quy định về điều kiện kinh doanh bảo đảm chặt chẽ, tránh bị lợi dụng kẽ hở dẫn đến các tiêu cực, vi phạm pháp luật; tăng cường hướng dẫn kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong đào tạo, sát hạch GPLX; nghiên cứu xây dựng quy hoạch hệ thống vận chuyển hành khách tại các thành phố lớn, các vùng miền, chỉ đạo các địa phương quy hoạch hệ thống bến, bãi, cơ sở hạ tầng phục vụ công tác vận chuyển hành khách.

Bộ trưởng Đinh La Thăng tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch QH huỳnh Ngọc Sơn

Bộ trưởng Đinh La Thăng tiếp thu ý kiến phiên chất vấn

Bộ Công an cần tập trung chỉ đạo công an các địa phương nâng cao trách nhiệm, tích cực tuần tra, kiểm soát, đẩy mạnh tuần tra lưu động, xử lý ngiêm xe chạy quá tốc độ, chở người quá số người quy định, chở quá tải… để giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn. Bộ đẩy mạnh công tác điều tra, khởi tố, sớm đưa ra xét xử một số trường hợp vi phạm điểu hình tăng sức răn đe, giáo dục. Quan tâm xây dựng lực lượng và trang thiết bị cho lực lượng CSGT đảm bảo phục vụ công tác, hạn chế thấp nhất các hiện tượng tiêu cực trong thực thi công vụ.

Các địa phương, trong đó đặc biệt là Chủ tịch UBND các tỉnh cần tâp trung chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra các cơ sở đào tạo, cơ sở kinh doanh vận tải, sắp xếp lại bến bãi, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm quy định, có các biện pháp cần thiết để diểm tra sức khỏe đối với lái xe khách, container, taxi… đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức giao thông đến người dân.

Phó chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn nhấn mạnh, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các vị đại biểu quốc hội sẽ luôn ủng hộ, theo dõi và giám sát việc triển khai thực hiện.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nhận khuyết điểm về những tồn tại trong quản lý hoạt động vận tải trước các đại biểu quốc hội. Bộ trưởng đã cảm ơn sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban QP&AN đã tạo cơ hội cho Bộ GTVT giải trình, nhìn nhận lại thiếu sót, tồn tại để Bộ khắc phục trong thời gian tới. Bộ GTVT hứa tiếp thu đầy đủ các câu hỏi cũng là những gợi mở để điều chỉnh, hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về vận tải trong thời gian tới.

tham khảo website gắn thiết bị định vị oto: http://dinhvixehoivietglobal.jimdo.com